Góc hỏi đáp

Đi xuất khẩu lao động tại Nhật cần đóng các loại bảo hiểm gì?

Đóng bảo hiểm được xem là một trong những quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người lao động khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật. Mục đích của việc làm này nhằm đề phòng các trường hợp rủi ro như: Đau ốm, tai nạn lao động, bệnh tật… Khi đó, chính phủ Nhật Bản sẽ là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm chi trả các khoản tiền phúc lợi cho bạn. Thực tế, tiền bảo hiểm đã được khấu trừ trong mức lương thực lĩnh, cho nên người lao động không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết khi ở Nhật Bản, bạn cần phải đóng các loại bảo hiểm nào? Để tuân thủ đúng quy định đề ra.

Các loại bảo hiểm tại Nhật Bản-1

03 loại bảo hiểm bắt buộc phải đóng khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật

Dưới đây là 03 loại bảo hiểm bắt buộc người lao động phải đóng nếu đang sinh sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết được đối tượng tham gia, thủ tục tham gia cũng như những chế độ ưu đãi mà bạn có thể nhận được nếu tham gia bảo hiểm ở Nhật nhé.

Xem thêm: Chi phí đi lao động Nhật Bản 2019 là bao nhiêu?

1.Bảo hiểm y tế công cộng khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật

Bao gồm bảo hiểm y tế quốc dân và bảo hiểm y tế phúc lợi.

Đây là loại bảo hiểm mà chính phủ Nhật Bản quy định, bắt buộc tất cả công dân và người nước ngoài sinh sống ở Nhật Bản đều phải đóng. Quyền lợi lớn nhất mà người tham gia bảo hiểm có thể thụ hưởng đối với loại bảo hiểm này chính là bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả toàn bộ chi phí điều trị ở bệnh viện trong trường hợp bị bệnh hay bị thương. Đồng thời hỗ trợ 70% chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế công cộng bao gồm:

-         Toàn bộ người dân Nhật Bản.

-         Người có tư cách lưu trú từ 3 tháng trở lên.

-        Nếu lưu trú dưới 3 tháng, bạn vẫn có thể đóng bảo hiểm y tế công cộng nếu xuất cảnh sang Nhật theo diện: thực tập sinh, lưu diễn, làm các công việc đặc thù, hoặc một số trường hợp đặc biệt khác…

Khi có nguyện vọng đăng ký tham gia, bạn cần phải có thẻ chứng nhận lưu trú trên 3 tháng. Đưa giấy này đến quầy phụ trách tại tòa thị chính của thành phố, huyện, thị trấn… nơi mình sinh sống và làm theo hướng dẫn của nhân viên ở đây.

Các loại bảo hiểm tại Nhật Bản-2

Quyền lợi tham gia bảo hiểm:

-         Chỉ trả 30% chi phí khám chữa bệnh ở bệnh viện.

-         Được phụ cấp sinh con và nuôi con. Những người tham gia bảo hiểm khi sinh con sẽ được hỗ trợ một phần chi phí thông qua bảo hiểm.

-         Nếu người tham gia bảo hiểm không may qua đời, bảo hiểm sẽ tiền hành chi trả một phần chi phí cho người thân.

-         Hỗ trợ chi phí cho những người có bệnh tật đặc biệt,…

Khi tham gia bảo hiểm y tế công cộng, người lao động cần hết sức lưu ý những điều sau:

-         Bảo hiểm này do các quận, thành phố quản lý và tiền bảo hiểm cũng do các cơ quan này quản lý tương tự như thuế thị dân.

-         Chính quyền địa phương có quyền đóng băng tài sản và tự động trừ vào tài sản hiện có của bạn nếu bạn vẫn không nộp tiền sau nhiều lần nhắc nhở và cảnh báo.

-         Nếu không may làm rơi mất thẻ bảo hiểm, hãy đến nơi mà bạn đăng ký tham gia để trình báo và xin cấp lại thẻ mới. Đồng thời xin xác định lại tiền bảo hiểm của mình nếu có.

-         Đi khám bệnh nhưng quên thẻ bảo hiểm ở nhà. Hãy tự chi trả viện phí bằng tiền túi của mình và đến tòa nhà thị chính nộp thẻ bảo hiểm kèm hóa đơn tiền viện mà bạn đã thanh toán để làm thủ tục lấy lại tiền được hỗ trợ.

2.Bảo hiểm hưu trí khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật

Bao gồm bảo hiểm y tế phúc lợi và bảo hiểm hưu trí quốc dân.

Các loại bảo hiểm tại Nhật Bản-3

-         Bảo hiểm hưu trí quốc dân.

Cũng như 2 loại bảo hiểm trên, bảo hiểm hưu trí quốc dân là loại bảo hiểm bắt buộc tất cả mọi người dân, bao gồm cả những người có tư cách lưu trú tại Nhật Bản phải tham gia. Mục đích của việc đóng bảo hiểm này là nhằm để có thể hỗ trợ cho người già, người tàn tật và gia quyến người đã mất.

-          Bảo hiểm hưu trí phúc lợi.

Đây là loại bảo hiểm chỉ dành riêng cho những doanh nghiệp có sử dụng lao động theo diện biên chế. Phí bảo hiểm được chia trả theo công thức phía tuyển dụng nộp 50%, phần còn lại do lao động nộp. Mục đích đóng bảo hiểm hưu trí phúc lợi cũng tương tự như bảo hiểm hưu trí quốc dân...

Bảo hiểm hưu trí chính là tiền hoàn thuế Nekin mà người lao động nhận lại sau khi kết thúc hợp đồng lao động đi xuất khẩu lao động tại Nhật. Đây cũng là loại bảo hiểm bắt buộc tất cả mọi công dân trong và ngoài nước phải tham gia nếu sinh sống ở Nhật Bản. Dưới sự phụ trách của các công ty, nghiệp đoàn bảo hiểm, người lao động tham gia loại bảo hiểm xã hội nào đều hoàn toàn phụ thuộc vào việc công ty tiếp nhận bạn đăng ký tham gia nghiệp đoàn bảo hiểm nào. Việc đóng bảo hiểm xã hội nhằm mục đích hỗ trợ người lao động trang trải cuộc sống khi về già, không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, đối với lao động ngoài nước chỉ sinh sống và làm việc ở Nhật Bản một vài năm. Thì tiền bảo hiểm xã hội sẽ được nhận lại khi đã về nước.

3.Bảo hiểm tai nạn lao động khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật

Các loại bảo hiểm tại Nhật Bản-4

Khi tham gia loại bảo hiểm này, người lao động sẽ được bồi thường trong các trường hợp bị tai nạn khi làm việc, trên đường đi làm, bị mắc bệnh nghề nghiệp… Bảo hiểm sẽ tiến hành trả tiền viện phí, trợ cấp cho bạn những ngày nghỉ việc không thể đi làm…

Đóng bảo hiểm khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản là việc làm thiết thực nhất, giúp bạn đảm bảo mọi quyền lợi của mình trong quá trình sinh sống và làm việc ở đất nước mặt trời mọc. Chúc bạn may mắn và thành công với sự lựa chọn của mình.

Xem thêm: Điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản người lao động nên biết