Sức khỏe là yếu tố quan trọng đầu tiên, quyết định người lao động có đủ điều kiện tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản hay không. Chính vì thế mà các thực tập sinh, tu nghiệp sinh khi đi xuất khẩu lao động cần rất chú ý đến điều kiện sức khỏe đi Nhật.
Điều kiện sức khỏe đi Nhật cũng là một trong những quan tâm hàng đầu của người lao động khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bởi nó có yếu tố quyết định đến việc bạn có được đi Nhật làm việc hay không. Vậy để có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2019, bạn cần đáp ứng các điều kiện sức khỏe sau đây:
+ Không mắc bệnh thuộc 1 trong 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện sức khỏe đi Nhật như: Nhồi máu cơ tim, mù màu, có hình xăm lớn…
+ Không bị dị tật giác quan, dị tật cơ quan vận động.
+ Không tuyển phụ nữ mang thai.
+ Có sức khỏe tốt, phù hợp với đơn hàng mà người lao động đã đăng ký tham gia.
Đáp ứng đầy đủ các điều kiện sức khỏe tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 là bạn đã thành công một phần trong việc thực hiện mong muốn đi Nhật làm việc của mình.
Xem thêm: Chi phí đi lao động Nhật Bản 2019 là bao nhiêu?
Trong tất cả những điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, điều kiện về sức khỏe luôn là vấn đề mà nhà tuyển dụng và người lao động quan tâm nhiều nhất. Mặc dù bạn đã có đầy đủ hồ sơ, thủ tục đi Nhật, chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đã được chuẩn bị sẵn sàng. Nhưng nếu mắc 1 trong 13 nhóm bệnh bị cấm nhập cảnh sang đất nước Nhật Bản, thì hồ sơ đi xuất khẩu Nhật Bản sẽ bị loại. Vậy, 13 nhóm bệnh không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?
+ Các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Ung thư phổi, lao phổi, xơ phổi… Bạn có thể tham gia xuất khẩu lao động khi mắc bệnh viêm xoang, nhưng trừ các đơn hàng liên quan đến thực phẩm.
+ 100% các lao động mắc bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, tim bẩm sinh, suy tim, tai biến mạch máu não… đều không được đi xuất khẩu lao động.
+ Bệnh liên quan đến tiêu hóa: Xơ gan, ung thư gan, loét dạ dày… Nếu bạn bị đau dạ dày nhưng vẫn muốn đi xuất khẩu lao động. Thì phương pháp tối ưu nhất cho bạn là nên dành thời gian chữa trị đau dạ dày.
+ Để đủ điều kiện đi xklđ Nhật Bản, bạn không được mắc các bệnh liên quan đến cơ xương, khớp.
+ Các bệnh liên quan đến nội tiết như đái tháo đường, suy tuyến thượng thận… gây suy nhược cơ thể, không thể đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe trong quá trình làm việc.
+ Nếu bạn mắc các bệnh về thần kinh: Rối loạn vân động, động kinh, u não thì không nên tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản.
+ Cơ hội đi xuất khẩu lao động dành cho những người mắc các bệnh như tâm thần phân liệt, nghiện ma túy, rối loạn cảm xúc là 0%.
+ Thận và tiết niệu là căn bệnh thường gặp, và không đủ điều kiện để đi Nhật.
+ U nang buồng trứng, ung thư vú, các bệnh liên quan đến đường sinh dục cũng bị cấm trong xuất khẩu lao động.
+ Các bệnh về mắt như mù màu, thái hóa võng mạc… đều không đủ điều kiện tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản.
+ Nhóm bệnh liên quan đến da liễu: Xăm hình, vẩy nến, HIV, AIDS… vẫn luôn là yếu tố yêu cầu khắt khe nhất. Nếu cơ thể bạn có hình xăm nhỏ, bạn nên xóa xăm trước khi đăng ký xuất khẩu lao động Nhật Bản.
+ Nhóm bệnh về răng hàm mặt ảnh hưởng đến sức khỏe và công tác, vì vậy nhóm bệnh này không đủ điều kiện đi Nhật.
+ Viêm xoang, viêm tai giữa, u hoặc ung thư vòm họng cũng là một trong 13 nhóm bệnh cấm nhập cảnh mà chính phủ Nhật Bản đã quy định.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã có những điều chỉnh trong chính sách xuất khẩu lao động, tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động Việt trong quá trình tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nhưng yêu cầu về sức khỏe vẫn được giữ nguyên với những đòi hỏi cao nhất và khắt khe nhất. Sức khỏe là yếu tố hàng đầu, quyết định bạn có được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản hay không. Cho nên để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình khám sức khỏe, các thực tập sinh, tu nghiệp sinh cần lưu ý những điều sau:
+ Để đảm bảo cho kết quả khám sức khỏe không bị sai lệch. Các thực tập sinh, tu nghiệp sinh cần chú ý: khi đi khám sức khỏe không nên ăn sáng, uống sữa, các đồ uống có ga. Nếu khám vào buổi chiều có thể ăn nhẹ vào buổi sáng và buổi trưa. Không sử dụng thuốc say xe, rượu bia, chất kích thích trước ngày khám vì có thể làm sai kết quả kiểm tra.
+ Nên đi khám vào buổi sáng vì thời gian này ít người, bạn không phải chen lấn, xô đẩy; các thủ tục khám sức khỏe sẽ được nhanh chóng hoàn thiện. Cùng với đó phải cẩn trọng đối với các đối tượng cò mồi về chi phí khám nhanh, luôn tuân theo sự chỉ dẫn của y bác sĩ và cán bộ công ty.
+ Trong quá trình khám mắt hay các vấn đề liên quan đến tim mạch. Bạn phải giữ bình tĩnh trong quá trình kiểm tra, yêu cầu kiểm tra lại ngay sau khi phát hiện kết quả không giống với ngày bình thường để có thể ghi lại kết quả chính xác nhất.
Đó chính là những lưu ý cho bạn khi tham gia khám sức khỏe. Để có thể đáp ứng được các điệu kiện đi xklđ Nhật Bản, người lao động cần trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản trong quá trình khám sức khỏe. Tránh những sai lệch không đáng có trong kết quả kiểm tra.
Trên đây là những thông tin về điều kiện sức khỏe đi xklđ Nhật Bản mà các thực tập sinh, tu nghiệp sinh cần biết. Để đủ điều kiện tham gia xuất khẩu lao động, người lao động phải luôn quan tâm, chú ý về sức khỏe của mình. Tránh gặp phải những cản trở đáng tiếc do sức khỏe gây ra.