Góc hỏi đáp

NHỮNG BỆNH GÌ không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Điều kiện sức khỏe là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ công việc nào. Đối với người lao động sang Nhật Bản làm việc cũng vậy. Vậy những bệnh gì không được đi xuất khẩu lao động? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nội dung này.

Những bệnh gì không được đi XKLĐ Nhật Bản-1

I-Những tiêu chuẩn chung về sức khỏe đi Nhật

Về cơ bản, người lao động cần có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh cấp tính, bệnh truyền nhiễm, các bệnh xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần có tiêu chuẩn ngoại hình tương đối, cụ thể:

  • Nam cao từ 1m6 nặng 50kg
  • Nữ cao từ 1m46 nặng 40kg trở lên

Còn lại để biết chính xác thì cần khám sức khỏe mới kết luận được. Tuy nhiên, có một số chứng bệnh có dấu hiệu khá rõ ràng, ứng viên có thể tự nhận biết được. Những trường hợp này, rất tiếc là ứng viên chưa đủ điều kiện để tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản.

Xem thêm: Quy trình, thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản MỚI NHẤT

II- Những bệnh gì không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Những bệnh gì không được đi XKLĐ Nhật Bản-2

Hiện có 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Sau đây là chi tiết 13 nhom bệnh này.

1.Các bệnh về đường hô hấp

Nhóm bệnh về hô hấp bao gồm các bệnh sau:

  • Bệnh lao phổi
  • Hen phế quản
  • Ung thư phổi
  • Áp xe phổi
  • Tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính
  • Tràn dịch màng phổi
  • Xơ phổi
  • Viêm dày dính màng phổi

Những bệnh về phổi và hô hấp cần có xét nghiệm chuyên khoa mới kết luận được.

2.Các bệnh về mắt và các tật khúc xạ mắt

Những bệnh gì không được đi XKLĐ Nhật Bản-3

Những bệnh về thị lực hoặc bệnh về mắt cũng là những nhóm bệnh mà nếu mắc phải người lao động sẽ không tham gia XKLĐ Nhật Bản được. Cụ thể là những bệnh sau:

  • Quáng gà
  • Viêm thần kinh giác mạc
  • Thoái hóa võng mạc
  • Viêm màng bồ đào
  • Sụp mí
  • Thị lực dưới 8/10

3.Các bệnh về xương khớp

Nhóm bệnh này thường ít khi gặp, phần lớn ứng viên đều trong độ tuổi từ 18 đến 35 là độ tuổi sung sức. Tuy vậy, nếu gặp những bệnh sau thì bạn không đủ điều kiện sang Nhật làm việc

  • Viêm cột sống
  • Thoái hóa cột sống
  • Viêm xương khớp mãn tính

4.Các bệnh về da liễu

Nhóm bệnh này chủ yếu là những bệnh lây nhiễm như;

  • Nhiễm nấm
  • Vẩy nến
  • Viêm da

Đặc biệt, xăm hình hoặc có sẹo lớn do xăm hình không thể tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản. Điều này là do yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản.

5.Nhóm các bệnh về thận

Các nhóm bệnh về thận không nhiều, chủ yếu là các chứng bệnh nghiêm trọng như:

  • Suy thận
  • Viêm cầu thận
  • Thận đa nang
  • Viêm đài bể thận

Các dấu hiệu của các bệnh này cũng khá rõ ràng, người bệnh hay đau lưng dưới, tiểu đêm nhiều lần. Lưng đau buốt. Những trường hợp này tốt nhất người bệnh không đủ điều kiện về sức khỏe để làm việc.

6.Nhóm bệnh về hệ thần kinh

Nhóm bệnh thần kinh là nhóm bệnh đặc thù, thường có các dấu hiệu rất rõ ràng ví dụ như:

  • Động kinh
  • U não
  • n

7.Nhóm bệnh về tim mạch

Những bệnh gì không được đi XKLĐ Nhật Bản-4

Nhóm bệnh này khá nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người. Bao gồm:

  • Cao huyết áp
  • Suy tim
  • Loạn nhịp tim
  • Các bệnh tim bẩm sinh

8.Nhóm bệnh về tiêu hóa

Nhóm bệnh này bao gồm:

  • ét dạ dày
  • Xơ gan
  • Vàng da
  • Ung thư gan

9.Nhóm bệnh về nội tiết

Nhóm bệnh nội tiết gồm có:

  • Suy tuyến giáp
  • Suy thượng thận
  • Tiểu đường

10.Nhóm bệnh sinh dục

Những bệnh sinh dục như :

  • U nang buồng trứng
  • Ung thư dương vật
  • Ung thư tử cung

11.Nhóm bệnh về tâm thần

Nhóm bệnh về tâm thần bao gồm:

- Rối loạn cảm xúc

- Bệnh hysteria

-Tâm thần phân liệt

-Nghiện ma túy và nghiện rượu

12.Nhóm bệnh về tai mũi họng

- Viêm xoang

- Viêm tai giữa chưa ổn định

- U hoặc ung thư vòm họng

- Trĩ mũi

13.Nhóm bệnh về răng hàm mặt

Những bệnh gì không được đi XKLĐ Nhật Bản-5

Các bệnh về răng hàm mặt bao gồm u và nang răng miệng, hàm mặt có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Nhìn chung, đối với từng đơn hàng sẽ có các yêu cầu khác nhau về sức khỏe. Tuy vậy nếu mắc một trong những chứng bệnh trên thì không thể tham gia xuất khẩu lao động được.

III-Bạn cần chú ý khi đi khám sức khỏe

Khám sức khỏe thường sẽ do công ty phải cử tổ chức đưa đi khám. Nếu muốn bạn cũng có thể tự đi khám ở các bệnh viện lớn. Lưu ý rằng, khi đi khám sức khỏe sẽ có những xét nghiệm đặc thù như máu và nước tiểu. Vì thế để có kết quả chính xác nhất bạn cần chú ý:

1.Không uống cà phê, bia rượu trước khi khám

Cà phê có chứa caffein có thể làm ảnh hưởng đến các chỉ số trong máu, dẫn đến kết quả không chính xác. Bia rượu sẽ làm loãng máu khiến kết quả xét nghiệm máu bị ảnh hưởng.

2.Không ăn bữa sáng nhiều chất béo

Các đồ ăn có chứa nhiều chất béo, tinh bột có thể làm sai lệch các kết quả xét nghiệm, ví dụ như xét nghiệm đường huyết

3.Uống nhiều nước trước khi khám

Nước giúp cho việc xét nghiệm nước tiêu dễ dàng hơn, cũng như đưa các chỉ số cơ thể về trạng thái cân bằng, đặc biệt là các chỉ số về mạch và huyết áp

4.Không cần thiết phải nhịn ăn

Sau khi lấy máu, bạn có thể ăn sáng để bảo đảm cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nên ăn uống những loại thức ăn dễ tiêu hóa.

5.Không nên đi làm móng

Nghe có đôi chút không liên quan nhưng thực tế có nhiều bệnh về da hoặc các bệnh lý khác thể hiện ngay trên móng tay. Những bệnh như nấm móng, tiểu đường, tim mạch đều gây nên những bất thường trên đó. Việc sơn móng sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc đưa ra kết quả chính xác.

IV-Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu những bệnh gì không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Còn bất cứ thắc mắc nào về chương trình XKLĐ người lao động có thể liên hệ bộ phận tư vấn để được giải đáp.

Xem thêm: Quy định về chụp ảnh hộ chiếu passport đi xuất khẩu lao động