Nhật Bản vẫn luôn là thị trường nóng và là ưu tiên hàng đầu của người lao động Việt Nam. Trước đây, muốn xuất khẩu lao động sang Nhật làm việc bạn phải đáp ứng những điều kiện khá khắt khe. Tuy nhiên, năm 2019 chính sách Nhật Bản có sự thay đổi, cởi mở hơn và cơ hội dành cho người lao động cũng được mở rộng. Năm 2019 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi, cụ thể ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nhật Bản là một trong những nước công nghiệp rất phát triển nên nhu cầu cần lao động của Nhật không hề ít. Đặc biệt hơn, năm 2020 sẽ diễn ra Thế vận hội mùa hè (Olympic) tại Tokyo nên Nhật Bản cũng đang gấp rút hoàn thiện các dự án, công trình cho kịp Olympic.
Theo số lượng thống kê tỷ lệ người lao động sang Nhật của Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết: trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã đưa khoảng 102.116 người lao động sang Nhật Bản, tăng 10.19% so với cùng kỳ năm 2017. Đặc biệt, chỉ riêng tháng 09 năm 2018, Việt Nam đã đưa 14.635 người lao động sang Nhật làm việc.
Với tỷ lệ trên, cho chúng ta thấy Nhật Bản ngày càng cần nhiều người lao động để phục vụ cho các ngành công nghiệp, thực phẩm, nông nghiệp, điều dưỡng tại Nhật.
Riêng ngành điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản đang có chính sách riêng và cần lượng lớn lao động trong lĩnh vực này. Hiện Chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch, cần khoảng 10.000 điều dưỡng, hộ lý Việt Nam làm việc tại các bệnh viên, cơ sở y tế của Nhật Bản. Đây thực sự là tin vui cho người lao động Việt Nam.
Xem thêm: Những điều kiện về xuất khẩu lao động sang Nhật 2019
Ao ước bao nhiêu năm của người lao động cũng thành hiện thực. Hiện tại, chương trình TTS kỹ năng Nhật Bản có hai loại Hợp đồng: Hợp đồng 1 năm và Hợp đồng 3 năm. Sau khoảng thời gian đó, nếu TTS đáp ứng đủ điều kiện sẽ được quay trở lại Nhật Bản để làm việc thêm 2 năm nữa.
Đặc biệt, chúng ta cùng hi vọng, nếu luật mới được thông qua, từ năm 2019, TTS kỹ năng tại Nhật Bản còn có cơ hội được làm việc dài hạn tại Nhật.
Một trong nhóm ngành nghề được gia hạn đó là xây dựng, đóng tàu,… Nếu thực sự dự thảo Luật Nhật Bản được thông qua thì đây sẽ là bước ngoặt lớn cho những ai muốn xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
3. Được cấp vĩnh trú tại Nhật Bản và được bảo lãnh người Nhật sang
Từ trước đến nay, chỉ có duy nhất người lao động làm việc theo diện kỹ sư mới được làm việc dài hạn tại Nhật và được phép bảo lãnh người nhà sang Nhật Bản.
Tuy nhiên, năm 2019 đã có sự thay đổi, phần lớn các TTS kỹ năng đối với các ngành nghề đóng tàu và xây dựng sẽ có cơ hội được cấp vĩnh trú tại Nhật và có cơ hội đưa gia đình, người thân sang Nhật Bản sinh sống.
Vậy điều kiện để được cấp vĩnh trú tại Nhật và bảo lãnh người thân sang Nhật là gì?
Điều kiện: Sau 5 năm làm việc tại Nhật, TTS tham gia kỳ thi kỹ năng (thi tiếng Nhật và kỹ năng). Khi đã có tư cách này thì TTS sẽ đủ điều kiện được cấp vĩnh trú tại Nhật và được phép đưa người thân sang Nhật sinh sống và làm việc.
Trong năm 2019, Nhật Bản sẽ cần khoảng 40.000 người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật. Đây là tin vui cho người lao động Việt Nam mà bạn nên nắm bắt.
4. Thành lập cơ quan quản lý chương trình TTS kỹ năng (OTIT)
OTIT là cơ quan quản lý chương trình thực tập sinh kỹ năng do tổ chức pháp nhân công ích (gọi tắt là Do JITCO) với nhiệm vụ chính là:
- Phê duyệt kế hoạch TTS kỹ năng;
- Xem xét và chấp nhận đăng ký của các công ty tiếp nhận mới;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của nghiệp đoàn và các đoàn thể quản lý khác
- Yêu cầu công ty tiếp nhận, nghiệp đoàn và các đoàn thể quản lý khác báo cáo về tình hình thực tập sinh;
- Hướng dẫn và hỗ trợ cho các thực tập sinh kỹ năng tại Nhật.
Sau khi TTS thi đạt trong kỳ kiểm định tay nghề lần thứ 1 (năm 1) và lần thứ 2 (năm thứ 3) đều sẽ có giấy chứng nhận tay nghề do Do JITCo cấp.
Với những điểm mới cập nhật như trên, hi vọng cơ hội xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ đến với bạn nhanh hơn. Điều quan trọng là bạn cần tìm công ty xuất khẩu lao động uy tín và tìm được đơn hàng phù hợp để đẩy nhanh quá trình được sang Nhật làm việc nhé.
Xem thêm: Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Đà nẵng