Tin tức xuất khẩu lao động Nhật Bản

Những điều cần biết khi CHUYỂN ĐỒ từ Nhật Bản về Việt Nam

Khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật, người lao động sẽ gặp các trường hợp như: Muốn gửi bưu phẩm, bưu kiện về làm quà cho bố mẹ, bạn bè hay người thương, có người nhờ mua hộ đồ hoặc chuyển hàng từ Nhật Bản về Việt Nam. Nhưng hoàn cảnh hiện tại của bản thân không cho phép bạn tự mình tặng quà hay đưa tận tay những món đồ đó cho người nhận. Do vậy, gửi hàng thông qua bưu điện chính là phương án duy nhất mà bạn có thể lựa chọn lúc này. Tuy nhiên, thủ tục gửi như thế nào? Cách này có đảm bảo an toàn về hàng hóa mà bạn gửi hay không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam thông qua EMS

Cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam thông qua EMS an toàn người lao động nên biết

Hiện nay chúng ta không còn xa lạ gì với thương hiệu EMS-  loại dịch vụ gửi, nhận, vận chuyển và phát bưu gửi, bưu phẩm hàng hóa, tài liệu, thư từ phổ biến, được rất nhiều người lựa chọn sử dụng. Không phân biệt bưu kiện đó là gì, có giá trị như thế nào, chỉ cần khách hàng có nhu cầu gửi bưu, EMS luôn sẵn sàng phục vụ. Tính đến thời điểm hiện tại EMS đã có mặt trên hơn 100 lãnh thổ, quốc gia trên toàn thế giới. Thực sự là địa chỉ uy tín, tin cậy trong lĩnh vực này nên các thứ tập sinh, tu nghiệp sinh hoàn toàn có thể yên tâm mỗi khi sử dụng dịch vụ gửi bưu phẩm từ EMS.

Vậy khi gửi bưu phẩm từ Nhật Bản về Việt Nam bằng dịch vụ EMS, người lao động cần biết những điều gì?

1.Khối lượng và kích thước của bưu phẩm mà bạn muốn gửi

-         Khối lượng.

Theo quy định của Bưu chính viễn thông EMS, mỗi một bưu gửi không được vượt quá 70kg.

-         Kích thước.

Kích thước thông thường: Đối với tất cả các loại bưu gửi của EMS, cho dù ở chiều đi hay chiều về cũng tuyệt đối không được vượt quá 1.5m. Tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất không vượt quá 3m.

Đối với hàng cồng kềnh. Nếu bưu gửi của bạn là một đồ dùng, vật phẩm có hình dạng cồng kềnh, phức tạp, có kích thước lớn hơn kích thước thông thường thì khi sử dụng dịch vụ gửi hàng của EMS, bạn nên chú ý. EMS quy có quy định rõ về kích thước  của bưu gửi, tùy thuộc vào nơi nhận, nơi phát và điều kiện phương tiện vận chuyển.

Hàng nhẹ? Đó là những bưu gửi có khối lượng dưới 167kg/ m3, tương đương với trên 6000 cm3/ kg. Đối với những loại hàng này, cước phí không tính theo khối lượng thưc mà tính dựa trên sự quy đổi thể tích kiện hàng. Công thức cụ thể như sau:

Khối lượng quy đổi (kg) = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) / 6000

Xem thêm: Cách liên lạc với người thân khi đi XKLĐ Nhật Bản tiết kiệm nhất

2.Chi phí gửi bưu phẩm thông qua EMS

Gửi hàng qua EMS người lao động cần biết

Căn cứ vào khoảng cách nơi gửi và nơi nhận, căn cứ vào khối lượng hàng hóa mà bạn gửi đi là ít hay nhiều để có cách tính giá cước khác nhau. Nhìn chung, cước phí chuyển hàng quốc tế của EMS không quá cao, phù hợp với túi tiền của người lao động. Nó chỉ dao động từ 1400- 1500 yên/ bưu kiện nặng 500g, và chỉ mất khoảng 26.500 yên nếu muốn gửi bưu kiện nặng hơn 30kg.

Khi đi làm thủ tục gửi hàng, nhân viên của EMS sẽ thông báo cho bạn mức giá cước chính xác nhất, cùng thời gian chuyển hàng. Tuy nhiên mất bao lâu để có thể nhận được bưu kiện này thì còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và các điều kiện khác.

3.Làm thủ tục gửi hàng, chuyển đồ về tận nơi như thế nào?

Nếu bạn đang đi xuất khẩu lao động sang Nhật và có nhu cầu gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam thông qua dịch vụ EMS. Nhưng băn khoăn chưa biết thủ tục, quy trình gửi hàng như thế nào thì đừng bỏ qua những thông tin tiếp theo của chúng tôi nhé!

Bước 1: Sắp xếp gọn gàng hàng hóa mà bạn muốn gửi vào thùng rồi mang đến quầy chuyển hàng của bưu điện. Sau đó, thông báo với nhân viên ở đây việc bạn muốn chuyển hàng quốc tế EMS.

Bước 2. Nhân viên ở đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả các giấy tờ liên quan đến: thủ tục khai thuế, danh mục đồ chuyển về và địa chỉ người nhận. Đối với việc điền thông tin, người lao động cần lưu ý:

-         Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu vào 2 loại giấy tờ, bao gồm: giấy ghi địa chỉ và danh mục hàng cùng tờ khai thuế.

-         Ở phẩn địa chỉ, FROM tức là địa chỉ của người gửi, TO là địa chỉ người nhận.

-         Ghi rõ tên loại hàng, số lượng, khối lượng và giá trị của hàng mà bạn gửi đi.

Bước 3. Nhân viên bưu điện sẽ tiến hành kiểm tra và cân để tính tiền cước.

4.Theo dõi hàng.

Theo dõi đơn hàng vận chuyển qua EMS

Sau khi hoàn tất các thủ tục gửi hàng, bạn giao bưu kiện cho nhân viên bưu điện và ra về. Đây là giai đoạn khiến người gửi lo lắng nhiều nhất bởi không biết hàng hóa của mình bây giờ ở đâu, đã được chuyển đi chưa, có đảm bảo an toàn… Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ của EMS, bạn không còn phải lo lắng điều này. Bởi vì bạn hoàn toàn có thể theo dõi tình hình chuyển đồ tại Nhật thông qua mã tracking gồm 13 chữ số mà nhân viên bưu điện giao cho. Truy cập vào trang dưới đây và bấm “Tracking Start”.

trackings.post.japanspost.jp/services/srv/search/input?locale=en

Nếu muốn theo dõi tình hình chuyển đồ ở Việt Nam, nhập vào trang:

www.vnpost.vn/vi-vn/

Không chỉ là thương hiệu uy tín, chất lượng bậc nhất trên thị trường hiện nay. EMS còn là cái tên được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, thủ tục gửi hàng nhanh gọn, đơn giản, phí chuyển đồ rẻ.  Do đó mà gửi hàng quốc tế EMS là dịch vụ đã và đang được rất nhiều lao động Việt lựa chọn mỗi khi có nhu cầu chuyển, gửi đồ từ Nhật về Việt Nam. Chúc bạn đạt được nhiều thành công trên con đường xuất khẩu lao động sang Nhật của mình.

Xem thêm: Tìm hiểu điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản