Khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật, người lao động không nên chỉ quan tâm đến công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín. Mà nên dành thêm thời gian để tìm hiểu về Nghiệp đoàn- một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Bởi vì Nghiệp đoàn đóng vai trò rất quan trọng, chỉ khi nào thông qua Nghiệp đoàn, việc người lao động có mặt ở đất nước mặt trời mọc mới được xem là hợp pháp. Chính vì thế mà hầu như người lao động nào trước khi chính thức làm việc tại các công ty, xí nghiệp ở Nhật Bản đều phải có mặt tại Nghiệp đoàn. Đồng thời tuân thủ mọi nguyên tắc, hoạt động do tổ chức này đặt ra. Vậy vai trò, trách nhiệm của Nghiệp đoàn là gì? Hãy đọc những thông tin sau của chúng tôi để biết được câu trả lời nhé!
Nghiệp đoàn chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ đối với người lao động khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Bởi vì ngay từ khi đặt chân đến sân bay Nhật Bản, hầu như người lao động nào cũng đều phải di chuyển đến địa điểm tiếp theo, đó chính là Nghiệp đoàn. Đây là nơi mà người lao động buộc phải dành ra 1 tháng để tham gia học tiếng Nhật, học văn hóa, học các kỹ năng làm việc… Trước khi chính thức bước vào công việc mới, cuộc sống mới ở doanh nghiệp tiếp nhận. Có thể bạn nghĩ rằng, đây chính là vai trò chính của Nghiệp đoàn. Tuy nhiên thực tế, vai trò, trách nhiệm của Nghiệp đoàn không chỉ dừng lại ở đó, mà còn:
Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Nghiệp đoàn chính là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp tuyển dụng lao động cho các công ty, xí nghiệp Nhật Bản. Do đó mà Nghiệp đoàn đối với thực tập sinh Nhật Bản có vai trò rất quan trọng. Khi các xí nghiệp muốn đến Việt Nam để tuyển dụng lao động, họ bắt buộc phải gửi yêu cầu bằng văn bản đến Nghiệp đoàn. Và chỉ khi nào được Nghiệp đoàn thông qua họ mới được phép tiến hành tuyển dụng lao động về làm việc cho công ty của mình.
Vào ngày phỏng vấn đơn hàng, Nghiệp đoàn sẽ cử cán bộ, nhân viên đồng hành cùng chủ doanh nghiệp trực tiếp sang Việt Nam. Đồng thời, phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản ở Việt Nam tiến hành phỏng vấn người lao động. Tuy nhiên, Nghiệp đoàn chỉ thông qua việc tuyển dụng chứ không quyết định kết quả thi tuyển của các thực tập sinh, tu nghiệp sinh. Kết quả thi sẽ được quyết định bởi chủ xí nghiệp tiếp nhận lao động. Sự có mặt của Nghiệp đoàn tại các đơn vị phái cử cho thấy rằng, Nghiệp đoàn rất quan tâm đến vấn đề tuyển dụng lao động ngoài nước cũng như quan tâm đến bản thân người lao động.
Xem thêm: 08 bước để hoàn tất thủ tục đi Nhật Bản 2019
Khảo sát các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Nhật Bản.
Ở Nhật Bản có rất nhiều Nghiệp đoàn, được bố trí ở từng khu vực khác nhau. Nghiệp đoàn và doanh nghiệp địa phương phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ khi có mối liên hệ chặt chẽ, Nghiệp đoàn mới có thể dễ dàng quản lý và bám sát tình hình ở các đơn vị này. Không phân biệt doanh nghiệp đó có quy mô lớn hay nhỏ, do người bản xứ hay người nước ngoài làm chủ. Theo các mốc thời gian nhất định trong năm, Nghiệp đoàn sẽ cử nhân viên của mình tiến hành khảo sát các doanh nghiệp. Đi đôi với khảo sát, Nghiệp đoàn còn tổ chức các chương trình hỗ trợ cho lao động, và quyền lợi của mọi lao động đều như nhau.
Đối với người lao động
Đối với người lao động, Nghiệp đoàn có 2 vai trò chính, đó là quản lý lao động và bảo vệ người lao động.
+ Về mặt quản lý.
Khi nhập cảnh sang đất nước Nhật Bản, người lao động sẽ có một khoảng thời gian ( không quá 1 tháng) sinh sống, học tập ở Nghiệp đoàn. Do đó mà khi người lao động sang Nhật, Nghiệp đoàn sẽ phải lo sắp xếp mọi về đề, từ chỗ ăn đến nơi ở. Giúp người lao động bước đầu thích nghi với cuộc sống ở đây.
Không chỉ có thế, vai trò này còn thể hiện ở chỗ: Trong suốt quãng thời gian 1 năm, 3 năm hay 5 năm sinh sống, làm việc trong công ty, doanh nghiệp Nhật Bản. Nghiệp đoàn phải đảm bảo được cuộc sống của lao động đúng như hợp đồng đề ra. Đồng thời quản lý lao động thật nghiêm ngặt nhằm hạn chế tình trạng bỏ trốn hay phá vỡ hợp đồng.
+ Bảo vệ người lao động.
Trong quá trình làm việc, nếu giữa cá nhân người lao động với công ty, doanh nghiệp có mâu thuẫn. Thì Nghiệp đoàn sẽ là đơn vị đứng ra giải quyết những mâu thuẫn này. Nếu trong môi trường làm việc có xảy ra tình trạng bất đồng về tiền lương, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn hay có dấu hiệu bóc lột sức lao động… Thì bạn nên thông báo ngay đến Nghiệp đoàn ở khu vực mà bạn sinh sống và làm việc để được giúp đỡ.
Ngoài ra, nghiệp đoàn còn giám sát việc thực thi chương trình TTS kỹ năng. Đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp tiếp nhận thực thi đúng kế hoạch thực tập trong suốt thời gian làm việc ở Nhật.
Như vậy, bên cạnh quản lý lao động, Nghiệp đoàn là đơn vị sẽ đứng về phía người lao động. Là người bạn đồng hành, bảo vệ những quyền lợi và lợi ích chính đáng cho lao động trong suốt quá trình sinh sống và làm việc ở Nhật Bản. Do đó nói rằng “Nghiệp đoàn đóng vai trò rất quan trọng đối với người lao động” quả không sai chút nào.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết công ty xuất khẩu lao động uy tín