Chuẩn bị hành lý là một trong những bước quan trọng nhưng dễ bị xem nhẹ trước khi du học nghề Đức. Nhiều bạn chỉ nghĩ đơn giản là xếp đủ quần áo và đồ dùng cá nhân. Nhưng thực tế việc chọn đúng những đồ được mang sang Đức cũng ảnh hưởng đến khả năng thích nghi và ổn định cuộc sống. Một chiếc vali gọn gàng, đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn tạo cảm giác an tâm trong những ngày đầu ở Đức.
Việc chuẩn bị hành lý không chỉ đơn giản là xếp đồ vào vali, mà còn là bước quan trọng để bạn thích nghi nhanh với cuộc sống tại Đức. Một đất nước có khí hậu, thói quen sinh hoạt và văn hóa khác biệt so với Việt Nam. Cùng khám phá những lý do cụ thể như sau:
>> Xem thêm: Đi Đức được mang bao nhiêu tiền?
Trên thực tế, những đồ được mang sang Đức nên là những vật dụng thật sự thiết yếu như: quần áo ấm, đồ dùng cá nhân, thuốc men, gia vị đồ ăn khô, dày dép,... Các vật dụng quen thuộc giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ thích nghi dễ dàng hơn trong thời gian đầu.
Bộ quần áo giữ nhiệt và áo khoác dày
Thời tiết tại Đức thường lạnh vào mùa đông, đặc biệt là buổi sáng sớm hoặc ban đêm. Một bộ đồ giữ nhiệt tốt giúp bạn giữ ấm hiệu quả mà không cần mặc quá nhiều lớp áo. Nên chọn loại nhẹ, dễ gấp gọn để tiết kiệm diện tích hành lý, nhưng vẫn đủ dày và có khả năng cản gió. Ngoài ra, một chiếc áo khoác chống thấm nước, mũ trùm cũng là vật bất ly thân vào những ngày mưa tuyết.
Giày thể thao hoặc giày đi bộ êm chân
Tại Đức, bạn phải di chuyển khá nhiều bằng phương tiện công cộng, đi bộ hoặc đạp xe. Vì vậy, một đôi giày tốt, có đệm lót êm, ôm chân và chống trơn trượt giúp bạn tránh đau chân hoặc phồng rộp khi phải đi bộ lâu. Ưu tiên giày thể thao loại nhẹ, dễ phối đồ, không cần quá đắt tiền nhưng phải bền.
Một số thuốc cơ bản
Thời gian đầu sống tại Đức, việc mua thuốc không hề tiện lợi như ở Việt Nam. Bạn cần toa bác sĩ cho nhiều loại thuốc, kể cả thuốc cảm đơn giản. Do đó, mang sẵn một ít thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, dầu gió hoặc miếng dán hạ sốt,... giúp bạn xử lý các tình huống thông thường mà không cần đến bệnh viện.
Giấy tờ cá nhân
Hộ chiếu, visa, hợp đồng đào tạo, giấy tờ học nghề, chứng chỉ tiếng Đức, ảnh thẻ,… đều là những tài liệu bạn sẽ cần dùng ngay trong những ngày đầu làm thủ tục tại Đức. Thiếu sót bất kỳ giấy tờ nào có thể khiến bạn gặp rắc rối trong quá trình đăng ký cư trú, mở tài khoản ngân hàng hoặc bắt đầu khóa học nghề. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ và cất riêng trong hành lý xách tay để dễ dàng sử dụng khi cần.
>> Xem ngay: TOP những thứ không được mang sang Đức - Bạn cần biết
Hành lý bị quá cân hoặc sắp xếp thiếu khoa học có thể khiến bạn tốn phí tại sân bay hoặc mang thiếu những vật dụng quan trọng. Cùng bỏ túi 10 mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích giúp bạn xếp đồ thông minh, gọn nhẹ và tối ưu trọng lượng một cách hiệu quả.
>> Xem thêm: Năm 2025, Du học nghề Đức cần những điều kiện gì?
Nhiều bạn trước khi lên đường vẫn băn khoăn không biết những đồ được mang sang Đức gồm những gì, hành lý quy định bao nhiêu,... Để tránh rắc rối tại sân bay và giúp bạn an tâm hơn trong quá trình chuẩn bị. Dưới đây là phần giải đáp các câu hỏi phổ biến liên quan đến hành lý du học nghề Đức.
CÓ. Bạn có thể mang theo mì tôm, nước mắm và một số loại đồ ăn khô từ Việt Nam sang Đức với mục đích sử dụng cá nhân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại thực phẩm phải được đóng gói kín, có nhãn mác rõ ràng. Nước mắm nên để trong chai nhựa, bọc kỹ bằng nhiều lớp túi chống tràn và chèn chắc trong hành lý ký gửi đi Đức để tránh vỡ trong quá trình vận chuyển
Du học sinh được phép mang theo thuốc cá nhân sang Đức, nhưng phải tuân thủ quy định hải quan Đức và cơ quan kiểm soát dược phẩm. Các loại thuốc thông thường như: cảm cúm, đau đầu, tiêu hóa, dầu gió, thuốc ho dạng viên, dị ứng nhẹ,… có thể mang theo với số lượng hợp lý, không nhằm mục đích kinh doanh. Ưu tiên các loại thuốc có bao bì rõ ràng, còn hạn sử dụng. Nếu bạn cần mang thuốc kê đơn (huyết áp, kháng sinh, điều trị bệnh mãn tính…), nên chuẩn bị thêm đơn thuốc có chữ ký bác sĩ.
Khi đi du học nghề Đức, bạn cần tránh mang theo các loại đồ bị cấm hoặc hạn chế nhập cảnh theo quy định của EU. Cụ thể, các loại thịt tươi, thịt khô, xúc xích, pate, nem chua,... dù đã qua chế biến, đều không được phép mang vào Đức. Vì lý do an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh động vật. Ngoài ra, các chất lỏng dễ cháy, bình gas mini, pin dự phòng vượt dung lượng cho phép, vũ khí và hàng giả cũng bị cấm.
Tùy theo hãng hàng không, du học sinh thường được mang theo khoảng 23–30kg hành lý ký gửi và 7–10kg hành lý xách tay. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên gói gọn hành lý trong 1 vali lớn (dưới 30kg) và 1 balo xách tay tiện dụng. Tránh mang quá nhiều gây cồng kềnh, khó di chuyển khi nhập cảnh hoặc về nơi ở. Ngoài ra, nên chừa lại khoảng 1–2kg trống để phòng khi cần bổ sung đồ sát ngày đi hoặc mua thêm hàng miễn thuế tại sân bay.
Khi chuẩn bị hành lý, điều quan trọng không nằm ở số lượng mà là lựa chọn đúng những đồ được mang sang Đức phù hợp, gọn nhẹ và thiết thực. Bạn hãy ưu tiên mang theo những vật dụng cần thiết trong giai đoạn đầu. Đừng mang theo những thứ cồng kềnh hoặc quá nhiều đồ giống nhau. Bởi nhiều thứ có thể mua dần sau khi ổn định. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng tối giản cũng giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình di chuyển.